Hỗ trợ nước ngoài cho Iraq và Iran Chiến_tranh_Iran-Iraq

Donald Rumsfeld với tư cách phái viên đặc biệt tại Trung Đông, gặp gỡ Saddam tháng 12 năm 1983. Trớ trêu thay, Rumsfeld sau này sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003 loại bỏ Saddam khỏi chiếc ghế quyền lực và cuối cùng khiến ông bị hành quyết.

Trong cuộc chiến, Iraq được phương Tây (và đặc biệt là Hoa Kỳ) coi như một đối trọng với nhà nước Iran hậu cách mạng. Sự hỗ trợ cho Iraq diễn ra dưới hình thức viện trợ kỹ thuật, tình báo, việc bán các thiết bị quân sự lưỡng dụng và vệ tinh tình báo cho Iraq. Tuy có một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Iran và Hoa Kỳ, nói chung mọi người không cho rằng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Iran phục vụ cho lợi ích của Iraq, hay một cách riêng biệt, dù diễn ra cùng thời điểm, là các vấn đề giữa Mỹ và Iran. Tình trạng mập mờ trong việc ủng hộ phía nào của Mỹ đã được Henry Kissinger tổng kết khi vị chính khách Hoa Kỳ này lưu ý rằng "Đó là một điều đáng tiếc cả hai phía họ [Iran and Iraq] đều không thể thua trận."[40]Hơn 30 quốc gia cung cấp viện trợ cho Iraq, Iran, hay cả hai phía. Iraq, đặc biệt, có một mạng lưới thu hút viện trợ phức tạp và bí mật giúp họ có được những thiết bị tối quan trọng, mà, trong một số phi vụ chuyển giao, liên quan tới 6-10 quốc gia.

Quốc giaChính sách đối ngoạiHỗ trợ IraqHỗ trợ Iran
Tất cả các quốc giaTrợ giúp quốc tế cho các chiến binh cuộc Chiến tranh Iran–Iraq
Liên XôLiên Xô và Chiến tranh Iran–IraqLiên Xô hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–IraqLiên Xô hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Trung QuốcTrung Quốc hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Hoa KỳHoa Kỳ hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–IraqHoa Kỳ hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
SingaporeSingapore hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
ItaliaItalia hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
AnhAnh Quốc hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
PhápPháp hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
Bắc Triều TiênBắc Triều Tiên hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq

Iraq

Trong số các cường quốc lớn, chính sách của Hoa Kỳ là "nghiêng" về phía Iraq bằng cách tái lập các kênh ngoại giao, bãi bỏ các hạn chế xuất khẩu kỹ thuật lưỡng dụng, giám sát việc chuyển phương tiện chiến tranh từ bên thứ ba, và cung cấp thông tin tình báo chiến lược trên chiến trường.

Như thấy trong các trang phụ trong bài này về các quốc gia riêng biệt, Iraq sử dụng ở quy mô lớn các công ty vỏ bọc, những người trung gian, việc sở hữu bí mật toàn bộ hay một phần của các công ty trên khắp thế giới, chứng nhận bên sử dụng cuối cùng giả mạo và các biện pháp khác để che giấu những thứ họ đang mua. Ở thời điểm này, các trang phụ về các quốc gia liên quan nhấn mạnh trên những quốc gia nơi việc mua vũ khí bắt đầu, nhưng cũng thể hiện việc làm sao cơ cấu mua bán đó được thành lập ở nhiều quốc gia. Một số cuộc mua bán có thể có liên quan tới nhân lực, tàu vận chuyển và chế tạo ở tới 10 quốc gia.[41]

Trong phim tài liệu Saddam Hussein-The Trial You Will Never See, thực hiện cho khán giả châu Âu, Barry LandoMichel Despratx đã tiết lộ rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Alexander Meigs Haig Jr. đã viết một bản ghi nhớ bí mật với Tổng thống Ronald Reagan, về việc Tổng thống tiền nhiệm Jimmy Carter đã bật đèn xanh cho Saddam Hussein tung ra một cuộc chiến chống lại Iran với Ả Rập Xê Út là bên trung gian đại diện cho họ.[42][43] Hơn nữa, đã có thông báo rằng việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Saddam Hussein trong cuộc chiến của ông với Iran, là để giành quyền tiếp cận tới các giếng dầu trong vùng.[44]Anh Quốc hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là minh chứng rõ nhất về những cách thức theo đó Iraq có thể trốn tránh các kiểm soát xuất khẩu. Iraq đã mua ít nhất một công ty Anh có các hoạt động tại Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Iraq có một mối quan hệ phức tạp với Pháp và Liên Xô, các nước cung cấp vũ khí chính của họ, ở một số mức độ đã khiến hai nước này phải cạnh tranh với nhau trong việc bán vũ khí.

Singapore hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là về các loại mìn trên bộ được lắp ráp tại đó, cũng như các loại tiền chất vũ khí hoá học được chuyên chở từ Singapore, có thể bởi một công ty vỏ bọc của Iraq.

Một quốc gia khác có vai trò quan trọng trong việc trang bị vũ khí cho Iraq là Italia, dấu ấn lớn nhất của họ là tài chính, thông qua chi nhánh Hoa Kỳ của ngân hàng thuộc sở hữu quốc gia lớn nhất Italia. Bài viết về Italia là một ví dụ về cách Iraq tránh khỏi một lệnh cấm vận quốc gia, bằng cách chuyển việc chế tạo mìn và thuỷ lôi sang Singapore.

Các chi tiết khác về các quốc gia ủng hộ có trong các bài viết riêng biệt, trong một số trường hợp chỉ mới là bài sơ khai về cá nhân nhưng có vai trò quan trọng, như cung cấp khối lượng tiền chất hoá chất lớn nhất để sản xuất các loại vũ khí hoá học.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã kêu gọi một sự ngừng bắn sau một tuần giao tranh và tái kêu gọi trong nhiều lần sau đó, lời kêu gọi đầu tiên được đưa ra khi Iraq chiếm đóng lãnh thổ Iran. Hơn nữa, Liên hiệp quốc từ chối giúp đỡ Iran đẩy lui cuộc xâm lược của Iraq. Vì thế Iran coi Liên hiệp quốc là tổ chức ủng hộ Iraq.

Iran

Trung Quốc đã bán rất nhiều các loại vũ khí sản xuất trong nướccho Iran trong cuộc chiến tranh, Trung Quốc là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Iran.

Tuy Hoa Kỳ trực tiếp chiến đấu vớ i Iran, viện dẫn quyền tự do hàng hải như một lý lẽ gây chiến, như một phần của một chiến dịch phức tạp và có phần bất hợp pháp (xem Vụ việc Iran-Contra), họ cũng cung cấp vũ khí một cách gián tiếp cho Iran.

Bắc Triều Tiên là một nhà cung cấp vũ khí chính cho Iran[cần dẫn nguồn]. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp cả vũ khí sản xuất trong nước và các loại vũ khí của Khối Đông Âu mà các cường quốc lớn muốn khước từ[cần dẫn nguồn].

Cả hai nước

Bên cạnh Hoa Kỳ và Liên Xô, Nam Tư cũng bán vũ khí cho cả hai nước trong suốt cuộc xung đột. Tương tự Bồ Đào Nha giúp cả hai phía; cũng không hiếm lần các tàu mang cờ Iran và Iraq bỏ neo cạnh nhau tại thị trấn cảng Sines. [cần dẫn nguồn]

Từ năm 1980 tới năm 1987 Tây Ban Nha đã bán €458 triệu vũ khí cho Iran và €172 triệu vũ khí cho Iraq. Tây Ban Nha đã bán cho Iraq các xe 4x4, trực thăng BO-105, thuốc nổ và đạn dược. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy một đầu đạn hoá học không nổ tại của Iraq tại Iran được sản xuất tại Tây Ban Nha.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Iran-Iraq http://74.125.95.132/search?q=cache:R0fbbqLrGmcJ:t... http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,20867... http://airtoair.blogfa.com/post-18.aspx http://goliath.ecnext.com/coms2/gi_0199-6662950/Li... http://google.com/search?q=cache:ZlBdwCEy9yAJ:www.... http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:5u7kx8xIb... http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:OYG-qrRsM... http://video.google.com/videoplay?docid=-897958490... http://www.iie.com/publications/opeds/oped.cfm?Res... http://www.investorsiraq.com/showthread.php?p=6796...